Trong bài này mình sẽ giới thiệu BOM trong Javascript, qua đó sẽ giúp bạn hiểu khái niệm BOM trong js là gì và cách sử dung những đối tượng BOM của Javascript.
BOM là một thuật ngữ ít khi được nhắc đến khi lập trình Javascript nâng cao. Nhưng khi làm việc với các đối tượng trên trình duyệt thì BOM lại rất quan trọng. Các BOM Object giúp ta biết được lịch sử lướt web, lưu các hành động và trạng thái của người dùng trên trang.
BOM là gì?
BOM là chữ viết tắt của Browser Object Model, hay còn gọi là các đối tượng liên quan đến trình duyệt browser. Mỗi browser sẽ có những đối tượng khác nhau nên nó không có một chuẩn chung nào cả. Tuy nhiên, để có tính thống nhất giữa các trình duyệt thì người ta quy ước ra các loại BOM sau:
- window
- screen
- location
- history
- navigator
- popup
- timing
- cookies
Trong các đối tượng DOM trên có phân cấp lẫn nhau và trong đó window là cấp cao nhất vì nó đại diện cho browser.
Bài viết này được đăng tại [kiso.vn]
Ví dụ khi bạn muốn truy cập tới document
thì bạn sẽ viêt là window.document
, tuy nhiên vẫn có cách ghi tắt là document
, muốn truy cập tới cookie thì ta viết window.document.cookie
(viết tắt document.cookie
), …
Trong danh sách trên thì popup
chúng ta đã được học ở bài alert() – confirm() – prompt() rồi nên mình sẽ không trình bày lại. Còn 7 các đối tượng còn lại sẽ được trình bày ở 7 bài tiếp theo.
Lời kết
Cho dù bạn sử dụng một thư viện JS khác như jQuery thì bạn cũng không thể bỏ qua các đối tượng BOM được nên việc nắm bắt các đối tượng BOM này là điều bắt buộc khi làm việc với Javascript. Vậy bạn không nên bỏ qua loạt bài này hoặc nếu bận quá thì đọc lướt qua để biết là trong JS có chức năng này và cho dù bạn quên thì bạn vẫn biết tìm lại kiến thức ở đâu.
Bài này mình chỉ giới thiệu BOM là gì và liệt kê danh sách các đối tượng BOM trong Javascript nên sẽ dừng tại đây, chúc các bạn học Javascript vui vẻ và với niềm đam mê đó bạn sẽ thành công.
Bài viết liên quan
[CSF-2] Một số thiết lập CSF, LFD
Hôm nay mình sẽ thực hiện một số thiết lập trên CSF Mở file config để sửa đổi một số tính năng dưới /etc/csf/csf.conf Nội dung chínhBOM là gì?Lời kết1. Bảo vệ khỏi tấn công...
[CSF-1] Tăng bảo mật Server với ConfigServer Firewall (CSF)
Nội dung chínhBOM là gì?Lời kết1. Khái niệm CSF: CSF (ConfigServer & Firewall) là một bộ ứng dụng hoạt động trên Linux như một firewall được phát hành miễn phí để tăng tính bảo mật...
Sử dụng SSH Key với Gitlab và Github
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ssh key cho Gitlab và Github SSH là gì? Secure Socket Shell là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một...
Directory traversal vulnerabilities (phần 4)
Nội dung chínhBOM là gì?Lời kếtV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal (tiếp) 5. Bypass lỗ hổng khi trang web sử dụng đường dẫn đầy đủ Xét đoạn code php sau:...
Directory traversal vulnerabilities (phần 3)
Nội dung chínhBOM là gì?Lời kếtV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal 1. Lỗ hổng xảy ra khi sử dụng các hàm đọc file và tin tưởng đầu vào người dùng...
Directory traversal vulnerabilities (phần 2)
Nội dung chínhBOM là gì?Lời kếtIII. Vì sao lỗ hổng Directory traversal xuất hiện? Với mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau, điểm xuất hiện các lỗ hổng Directory traversal cũng khác nhau. Lỗ hổng...