Ngoài vẽ đường thẳng ra thì Canvas còn có thể vẽ các đường cong như hình cung, đường cong bậc hai, đường cong Benzier. Đối với cách vẽ đường thẳng thì ta chỉ cần xác định hai điểm đầu và cuối nhưng với đường cong thì có khá nhiều vấn đề phải tính toán trước khi vẽ đấy.
1. Vẽ hình cung trong Canvas
Để vẽ hình cung thì chúng ta sử dụng hàm arc(x, y, radius, startAngle, endAngle, counterClockwise)
, trong đó:
x
vày
là tâm của hình cungradius
là bán kínhstartAngle
là góc bắt đầuendAngle
là góc kết thúccounterClockwise
là hướng vẽ (cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ)
Ví dụ: XEM DEMO
Bài viết này được đăng tại [kiso.vn]
var canvas = document.getElementById('myCanvas'); var context = canvas.getContext('2d'); // Xác đinh tâm là trọng tâm của Canvas var x = canvas.width / 2; var y = canvas.height / 2; // bán kính 75px var radius = 75; // Góc bắt đầu là 1.1PI var startAngle = 1.1 * Math.PI; // Góc kết thúc là 1.9PI var endAngle = 1.9 * Math.PI; // Cùng chiều kim đồng hồ var counterClockwise = false; // Vẽ đường cung context.beginPath(); context.arc(x, y, radius, startAngle, endAngle, counterClockwise); context.lineWidth = 15; // line color context.strokeStyle = 'black'; context.stroke();
Kết quả:
2. Vẽ đường cong bậc hai trong Canvas
Để vẽ đường cong bậc hai trong Canvas thì ta sử dụng phương thức quadraticCurveTo()
, đường cong bậc hai được xác định bởi ba điểm chính gồm:
- Điểm bắt đầu (context point).
- Điểm điều khiển (control point).
- Điểm kết thúc (end point).
Ví dụ: XEM DEMO
var canvas = document.getElementById('myCanvas'); var context = canvas.getContext('2d'); context.beginPath(); context.moveTo(20, 20); // Điểm bắt đầu vẽ context.quadraticCurveTo(20, 100, 200, 20); //vẽ qua các điểm context.lineWidth = 1; // line color context.strokeStyle = 'black'; context.stroke();
Và kết quả như trong hình sau:
Giải thích trong code như sau:
- Điểm bắt đầu là (20, 20) trong hàm
context.moveTo(20, 20)
. - Điểm điều khiển là (20, 100) trong hàm
context.quadraticCurveTo(20, 100, 200, 20)
. - Điểm kết thúc là (200, 20) trong hàm
context.quadraticCurveTo(20, 100, 200, 20)
.
Vị trí đỉnh của đường cong được xác định bởi đường thẳng nối trung điểm giữa hai đoạn thẳng (context point, control point) và (end point, control point).
Ví dụ: XEM DEMO
var canvas = document.getElementById('myCanvas'); var context = canvas.getContext('2d'); context.beginPath(); context.moveTo(188, 150); context.quadraticCurveTo(288, 0, 388, 150); context.lineWidth = 10; // line color context.strokeStyle = 'black'; context.stroke();
Kết quả:
3. Vẽ đường cong Benzier trong Canvas
Đường cong Benzier được xác định bởi bốn điểm:
- Điểm bắt đầu (context point)
- Điểm điều khiển một (control point 1)
- Điểm điều khiển hai (control point 2)
- Điểm kết thúc (end point)
Ví dụ: XEM DEMO
var c = document.getElementById("myCanvas"); var ctx = c.getContext("2d"); ctx.beginPath(); ctx.moveTo(20, 20); ctx.bezierCurveTo(20, 100, 200, 100, 200, 20); ctx.stroke();
Kết quả:
Giải thích trong code như sau:
- Điểm bắt đầu là (20, 20) trong hàm
context.moveTo(20, 20)
. - Điểm điều khiển 1 là (20, 100) trong hàm
context.quadraticCurveTo(20, 100, 200, 100, 200, 20)
. - Điểm điều khiển 2 là (200, 100) trong hàm
context.quadraticCurveTo(20, 100, 200, 100, 200, 20)
. - Điểm kết thúc là (200, 20) trong hàm
context.quadraticCurveTo(20, 100, 200, 100, 200, 20)
.
Câu hỏi đặt ra là làm sao xác định điểm đỉnh và điểm độ cong? Các bạn xem ví dụ dưới đây.
Ví dụ: XEM DEMO
var canvas = document.getElementById('myCanvas');<br /> var context = canvas.getContext('2d');<br /> <br /> context.beginPath();<br /> context.moveTo(188, 130);<br /> context.bezierCurveTo(140, 10, 388, 10, 388, 170);<br /> context.lineWidth = 10;<br /> <br /> // line color<br /> context.strokeStyle = 'black';<br /> context.stroke();
Kết quả:
Như vậy tương tự như đường cong bậc hai ta sẽ xác định các điểm độ cong qua các đường thẳng nối giữa các trung điểm các cạnh.
4. Lời kết
Bắt đầu cảm thấy khó khi làm việc với Canvas rồi đấy. Thực sự để vẽ được các hình ảnh tốt thì bạn phải tính toán từng Pixel chuẩn, chưa tính đến việc phải sử dụng kiến thức toán học để xác định tọa độ.
Bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cách vẽ một đoạn thẳng bằng cách sử dụng các hàm đã học trong bài này và các bài trước.
Bài viết liên quan
[CSF-2] Một số thiết lập CSF, LFD
Hôm nay mình sẽ thực hiện một số thiết lập trên CSF Mở file config để sửa đổi một số tính năng dưới /etc/csf/csf.conf Nội dung chính1. Vẽ hình cung trong Canvas2. Vẽ đường cong...
[CSF-1] Tăng bảo mật Server với ConfigServer Firewall (CSF)
Nội dung chính1. Vẽ hình cung trong Canvas2. Vẽ đường cong bậc hai trong Canvas3. Vẽ đường cong Benzier trong Canvas4. Lời kết1. Khái niệm CSF: CSF (ConfigServer & Firewall) là một bộ ứng dụng...
Sử dụng SSH Key với Gitlab và Github
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ssh key cho Gitlab và Github SSH là gì? Secure Socket Shell là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một...
Directory traversal vulnerabilities (phần 4)
Nội dung chính1. Vẽ hình cung trong Canvas2. Vẽ đường cong bậc hai trong Canvas3. Vẽ đường cong Benzier trong Canvas4. Lời kếtV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal (tiếp) 5....
Directory traversal vulnerabilities (phần 3)
Nội dung chính1. Vẽ hình cung trong Canvas2. Vẽ đường cong bậc hai trong Canvas3. Vẽ đường cong Benzier trong Canvas4. Lời kếtV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal 1. Lỗ...
Directory traversal vulnerabilities (phần 2)
Nội dung chính1. Vẽ hình cung trong Canvas2. Vẽ đường cong bậc hai trong Canvas3. Vẽ đường cong Benzier trong Canvas4. Lời kếtIII. Vì sao lỗ hổng Directory traversal xuất hiện? Với mỗi ngôn ngữ...