Ở bài trước chúng ta đã học hiểu cách truy vấn nhiều bảng trong SQL bằng cách thực hiện phép tích đề các, vậy thì trong bài này mình sẽ nói đến phép INNER JOIN cũng dùng để truy vấn nhiều bảng nhưng tốc độ và tính hiệu quả của nó tốt hơn rất nhiều so với việc thực hiện một phép tích đề các.
1/ Phép JOIN là gì?
Phép JOIN trong SQL dùng để truy vấn lấy dữ liệu từ nhiều bảng dựa vào một mối liên hệ nào đó, thường sẽ dựa vào mối liên hệ khóa ngoại. Nếu phép tích trả về tổng số lượng records bằng tích records của hai bảng thì phép JOIN cũng có tác dụng tương tự, có điều nó sẽ lọc theo một điều kiện cụ thể nên tổng số records sẽ ít hơn.
Có tổng cộng 4 loại JOIN chính trong SQL đó là: Inner Join, Left Join, Right Join, Self Join, và trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu Inner Join trước.
Cú pháp Inner Join như sau:
Bài viết này được đăng tại [kiso.vn]
SELECT columns FROM table1 INNER JOIN table2 ON table1.column = table2.column;
Trong đó:
table1
vàtable2
là hai bảng cần thực hiện join- t
able1.column = table2.column
chính là điều kiện để lọc
Kết quả sẽ trả về những records thỏa điền kiện ở ON (xem hình).
2/ Ví dụ Inner JOIN
Giả sử mình có bảng SINHVIEN và KHOA như sau:
ID | NAME | AGE | KHOA_ID ----+------------+---------+------------ 1 | Cường | 28 | 1 2 | Kính | 26 | 2 3 | Quyền | 20 | 1 4 | Tình | 25 | 2
ID | NAME ----+----------------------------------- 1 | Công Nghệ Thông Tin 2 | Toán
Nhìn vào đây thì ta sẽ thấy mối liên hệ khóa ngoại ở bảng SINHVIEN đó là KHOA_ID, nó sẽ trỏ đến khóa chính của bảng KHOA. Bây giờ mình muốn lấy danh sách tất cả sinh viên và thông tin về khoa mà sinh viên đang học.
SELECT SV.ID, SV.NAME AS SV_NAME, K.NAME AS K_NAME FROM SINHVIEN AS SV JOIN KHOA AS K ON KHOA_ID = K.ID
Kết quả sẽ trả về danh sách như sau:
ID | SV_NAME | K_NAME ----+------------=--+------+------------ 1 | Cường | Công Nghệ Thông Tin 2 | Kính | Toán 3 | Quyền | Công Nghệ Thông Tin 4 | Tình | Toán
Rõ ràng kết quả sẽ trả về ít hơn và tối ưu hơn so với phép tích đề các.
Nếu bạn muốn bổ sung thêm điều kiện nào đó thì hãy bổ sung nó ở WHERE. Ví dụ mình muốn lấy thông tin sinh viên Cường và khoa mà Cường đang học thì viết câu SQL như sau:
SELECT SV.ID, SV.NAME AS SV_NAME, K.NAME AS K_NAME FROM SINHVIEN AS SV JOIN KHOA AS K ON KHOA_ID = K.ID WHERE SV.NAME = "Cường"
Quá đơn giản phải không các bạn.
Mặc dù bạn hoàn toàn có thể sử dụng phép tích trong trường hợp này, tuy nhiên vẫn nên sử dụng Inner Join vì trong quá trình thực hiện nối hai bảng thì nó sẽ chạy luôn điều kiện lọc ở ON, chỉ có cặp records nào phù hợp mới được lấy nên sẽ tối ưu hơn tích đề các.
Bài viết liên quan
[CSF-2] Một số thiết lập CSF, LFD
Hôm nay mình sẽ thực hiện một số thiết lập trên CSF Mở file config để sửa đổi một số tính năng dưới /etc/csf/csf.conf Nội dung chính1/ Phép JOIN là gì?2/ Ví dụ Inner JOIN1....
[CSF-1] Tăng bảo mật Server với ConfigServer Firewall (CSF)
Nội dung chính1/ Phép JOIN là gì?2/ Ví dụ Inner JOIN1. Khái niệm CSF: CSF (ConfigServer & Firewall) là một bộ ứng dụng hoạt động trên Linux như một firewall được phát hành miễn phí...
Sử dụng SSH Key với Gitlab và Github
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ssh key cho Gitlab và Github SSH là gì? Secure Socket Shell là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một...
Directory traversal vulnerabilities (phần 4)
Nội dung chính1/ Phép JOIN là gì?2/ Ví dụ Inner JOINV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal (tiếp) 5. Bypass lỗ hổng khi trang web sử dụng đường dẫn đầy đủ...
Directory traversal vulnerabilities (phần 3)
Nội dung chính1/ Phép JOIN là gì?2/ Ví dụ Inner JOINV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal 1. Lỗ hổng xảy ra khi sử dụng các hàm đọc file và tin...
Directory traversal vulnerabilities (phần 2)
Nội dung chính1/ Phép JOIN là gì?2/ Ví dụ Inner JOINIII. Vì sao lỗ hổng Directory traversal xuất hiện? Với mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau, điểm xuất hiện các lỗ hổng Directory traversal...