Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh break và lệnh continue trong javascript, đây là hai lệnh được sử dụng rất nhiều trong vòng lặp.
Trong vòng lặp, đôi khi bạn muốn dùng vòng lặp hoặc nhảy vòng lặp đến lần lặp tiếp theo một cách đột ngột thì phải làm sao? Rất đơn giản, sử dụng hai lệnh break JS và continule JS sẽ giải quyết được ngay.
1. Lệnh break trong Javascript
Lệnh break có tác dụng dừng vòng lặp cho dù điều kiện của vòng lặp vẫn đang đúng, hay nói cách khác là nó thoát khỏi vòng lặp một cách đột xuất và không quan tâm đến điều kiện lặp.
Lệnh break có thể sử dụng với mọi vòng lặp như vòng lặp for, while và do while, each, …
Bài viết này được đăng tại [kiso.vn]
Cú pháp break trong js:
[loop control] break; [end loop]
Ráp break vào các vòng lặp:
for (loop_control){ break; } while (condition){ break; } do{ break } while (condition);
Ví dụ 1: Vòng lặp for lặp từ 1 tới 10 và bị dừng tại vòng lặp thứ 5
for (var i = 1; i <= 10; i++) { document.write(i + " - "); if (i == 5) { document.write("Vòng lặp bị dừng"); break; } }
Ví dụ 2: Vòng lặp while bị nhảy ra khỏi vòng lặp khi biến i
chia hết cho 9
var i = 1; while (i <= 1000) { document.write(i + " - "); if (i % 9 == 0) { document.write("Vòng lặp bị dừng"); break; } i++; }
2. Lệnh continue trong Javascript
Khác hoàn toàn với lệnh break, lệnh continue trong javascript có tác dụng bỏ qua một bước lặp nào đó, nghĩa là lúc gặp lệnh continue thì tất cả những đoạn code nằm bên dưới sẽ không được thực hiện mà nó sẽ nhảy qua vòng lặp mới luôn.
Cú pháp continue trong js:
[loop control] continue; [end loop]
Ráp continue vào các vòng lặp:
for (loop_control){ continue; } while (condition){ continue; } do{ continue } while (condition);
Ví dụ 1: Vòng lặp for bỏ qua đoạn code in ra giá trị 5
for (var i = 1; i <= 10; i++) { if (i == 5) { continue; } document.write(i + " - "); }
Ví dụ 2: Vòng lặp while bỏ qua bước lặp nếu i
chia hết cho 9
var i = 1; while (i <= 100) { if (i % 9 == 0) { i++; continue; } document.write(i + " - "); i++; }
3. Lời kết
Lưu ý: Ngoài vòng lặp for và vòng lặp while ra thì hai lệnh này có thể được dùng với tất cả các vòng lặp khác
Lệnh continue và lệnh break trong javascript giúp cho chương trình có thể hoạt động một cách lắc léo hơn vì vậy nó cũng rất hay được sử dụng, tuy nhiên về mức độ thường xuyên thì lệnh break được sử dụng nhiều hơn lệnh continue.
Bạn cũng có thể sử dụng kết hợp cả hai lệnh này trong một vòng lặp, trình biên dịch gặp lệnh nào trước thì nó sẽ chạy trước.
Bài viết liên quan
[CSF-2] Một số thiết lập CSF, LFD
Hôm nay mình sẽ thực hiện một số thiết lập trên CSF Mở file config để sửa đổi một số tính năng dưới /etc/csf/csf.conf Nội dung chính1. Lệnh break trong Javascript2. Lệnh continue trong Javascript3....
[CSF-1] Tăng bảo mật Server với ConfigServer Firewall (CSF)
Nội dung chính1. Lệnh break trong Javascript2. Lệnh continue trong Javascript3. Lời kết1. Khái niệm CSF: CSF (ConfigServer & Firewall) là một bộ ứng dụng hoạt động trên Linux như một firewall được phát hành...
Sử dụng SSH Key với Gitlab và Github
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ssh key cho Gitlab và Github SSH là gì? Secure Socket Shell là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một...
Directory traversal vulnerabilities (phần 4)
Nội dung chính1. Lệnh break trong Javascript2. Lệnh continue trong Javascript3. Lời kếtV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal (tiếp) 5. Bypass lỗ hổng khi trang web sử dụng đường dẫn...
Directory traversal vulnerabilities (phần 3)
Nội dung chính1. Lệnh break trong Javascript2. Lệnh continue trong Javascript3. Lời kếtV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal 1. Lỗ hổng xảy ra khi sử dụng các hàm đọc file...
Directory traversal vulnerabilities (phần 2)
Nội dung chính1. Lệnh break trong Javascript2. Lệnh continue trong Javascript3. Lời kếtIII. Vì sao lỗ hổng Directory traversal xuất hiện? Với mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau, điểm xuất hiện các lỗ hổng...