Giống như JavaScript, bạn sử dụng từ khóa function để khai báo một function trong TypeScript:
function name(parameter: type, parameter:type,...): returnType {
// do something
}
Không giống như JavaScript, TypeScript cho phép bạn sử dụng các loại chú thích cho các tham số và kiểu giá trị trả về của hàm.ví dụ:
function add(a: number, b: number): number {
return a + b;
}
Hàm add() chấp nhận 2 tham số với loại chú thích là kiểu number.
Khi bạn gọi hàm add(), trình biên dịch TypeScript sẽ kiểm trả từng đối số được truyền vào hàm để đảm bảo rằng chúng là những giá trị số.
Trong ví dụ về hàm add(), bạn chỉ có thể truyền các số vào nó, không thể chuyển các giá trị của các kiểu khác.
Nếu bạn truyền vào 2 đối số là các strings vào hàm add(), nó sẽ trả về lỗi:
let sum = add('10', '20');
Error:
error TS2345: Argument of type '"10"' is not assignable to parameter of type 'number'
: number sau dấu ngoặc đơn là loại trả về của hàm. Hàm add() trả về một giá trị loại number.
Khi một hàm có kiểu trả về, trình biên dịch TypeScript sẽ kiểm tra mọi câu lệnh trả về so với kiểu trả về để đảm bảo rằng giá trị trả về tương thích với nó.
Nếu một hàm không trả về giá trị, bạn có thể sử dụng kiểu void làm kiểu trả về. Từ khóa void cho biết rằng hàm không trả về bất kỳ giá trị nào. Ví dụ:
function echo(message: string): void {
console.log(message.toUpperCase());
}
Khi bạn không chú thích kiểu trả về, TypeScript sẽ cố gắng suy ra một kiểu thích hợp. Ví dụ:
function add(a: number, b: number) {
return a + b;
}
Trong ví dụ này, trình biên dịch TypeScript cố gắng suy ra kiểu trả về của hàm add () thành kiểu số, cái được mong đợi.
Tuy nhiên, nếu một hàm có các nhánh khác nhau trả về các kiểu khác nhau, thì trình biên dịch TypeScript có thể suy ra kiểu union hoặc kiểu any.
Do đó, điều quan trọng là phải thêm chú thích kiểu vào một hàm càng nhiều càng tốt..
Ví dụ về một số loại khai báo hàm và sử dụng arrow function :
function add(x: number, y: number): number {
return x + y;
}
let add2 = function (x: number, y: number): number {
return x + y;
};
console.log(add(10, 20)); //output 30
console.log(add2(10, 20)); //output 30
//Sử dụng với arrow function(mũi tên (=>) xuất hiện giữa các tham số và kiểu trả về.)
let add3 = (x: number, y: number) : number => { return x + y; }
let add4 = (x: number, y: number) => { return x + y; }
let add5 = (x: number, y: number) => x + y;
let add6: (a: number, b: number) => number =
function (x: number, y: number) {
return x + y;
};
console.log(add3(10, 20)); //output 30
console.log(add4(10, 20)); //output 30
console.log(add5(10, 20)); //output 30
console.log(add6(10, 20)); //output 30
Bài viết liên quan
[CSF-2] Một số thiết lập CSF, LFD
Hôm nay mình sẽ thực hiện một số thiết lập trên CSF Mở file config để sửa đổi một số tính năng dưới /etc/csf/csf.conf 1. Bảo vệ khỏi tấn công DoS bằng giới hạn số...
[CSF-1] Tăng bảo mật Server với ConfigServer Firewall (CSF)
1. Khái niệm CSF: CSF (ConfigServer & Firewall) là một bộ ứng dụng hoạt động trên Linux như một firewall được phát hành miễn phí để tăng tính bảo mật cho server (VPS & Dedicated)....
Sử dụng SSH Key với Gitlab và Github
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ssh key cho Gitlab và Github SSH là gì? Secure Socket Shell là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một...
Directory traversal vulnerabilities (phần 4)
V. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal (tiếp) 5. Bypass lỗ hổng khi trang web sử dụng đường dẫn đầy đủ Xét đoạn code php sau: <?php if (isset($_GET['file'])) { $file...
Directory traversal vulnerabilities (phần 3)
V. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal 1. Lỗ hổng xảy ra khi sử dụng các hàm đọc file và tin tưởng đầu vào người dùng Xét đoạn code php sau:...
Directory traversal vulnerabilities (phần 2)
III. Vì sao lỗ hổng Directory traversal xuất hiện? Với mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau, điểm xuất hiện các lỗ hổng Directory traversal cũng khác nhau. Lỗ hổng thường xuất hiện khi chương...