Temporary tables hay còn gọi là bảng tạm, đây là bảng dùng để lưu trữ tạm thời dữ liệu, tuy nhiên nó vẫn chứa một số tính năng của một bảng thông thường như triggers, lưu dữ liệu, … chỉ có một điều khác biệt là bảng tạm không thể tạo khóa ngoại đến các bảng khác.
Temporary sẽ bị xóa sau khi kết thúc Session hoặc Transaction, đặc tính này sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên, và tránh được sự xung đột giữa các phiên làm việc. Chúng ta có hai loại bảng tạm, đó là Global Temporary và Local Temporary.
1. Global Temporary trong Oracle
Giống như tên của nó, global temporary sẽ có phạm vi ảnh hưởng tới tất cả các kết nối và nó sẽ tự động xóa đi khi tất cả kết nối hoàn tất (được tắt), tên của bảng tạm sẽ được bắt đầu bằng hai kí tự ##
.
Sau đây là cú pháp dùng để tạo global temporary.
Bài viết này được đăng tại [kiso.vn]
CREATE GLOBAL TEMPORARY TABLE table_name ( column1 datatype [ NULL | NOT NULL ], column2 datatype [ NULL | NOT NULL ], ... column_n datatype [ NULL | NOT NULL ] );
Trong đó:
- table_name là tên bảng tạm mà bạn muốn tạo
- column1, column2, … column_ n là các columns như một bảng thông thường
CREATE GLOBAL TEMPORARY TABLE students ( student_id numeric(10) NOT NULL, student_name varchar2(50) NOT NULL, student_address varchar2(50) );
2. Local Temporary trong Oracle
Local temporary là loại bảng tạm sẽ được tạo ra tại một phiên làm việc, tức là một kết nối, nó sẽ tự động xóa khi kết nối đó kết thúc, tên của local temporary được bắt đầu bằng kí tự #
.
Sau đây là cú pháp của local temporary.
DECLARE LOCAL TEMPORARY TABLE table_name ( column1 datatype [ NULL | NOT NULL ], column2 datatype [ NULL | NOT NULL ], ... column_n datatype [ NULL | NOT NULL ] );
Trong đó:
- table_name: Là tên của bảng tạm
- column1, column2,… column_ n là các column của bảng
3. Khi nào thì nên dùng Temporary?
Việc này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và mục đích của người phân tích database, tuy nhiên có một đặc điểm thông thường đó là bảng tạm chỉ là chứa dữ liẹu tạm thời, vì vậy nó không được dùng để chứa dữ liệu chính của dự án.
Như vậy là mình đã giới thiệu xong cấu trúc để tạo bảng tạm trong Oracle, hẹn gặp lại các bạn tại bài tiếp theo.
Bài viết liên quan
[CSF-2] Một số thiết lập CSF, LFD
Hôm nay mình sẽ thực hiện một số thiết lập trên CSF Mở file config để sửa đổi một số tính năng dưới /etc/csf/csf.conf Nội dung chính1. Global Temporary trong Oracle2. Local Temporary trong Oracle3....
[CSF-1] Tăng bảo mật Server với ConfigServer Firewall (CSF)
Nội dung chính1. Global Temporary trong Oracle2. Local Temporary trong Oracle3. Khi nào thì nên dùng Temporary?1. Khái niệm CSF: CSF (ConfigServer & Firewall) là một bộ ứng dụng hoạt động trên Linux như một...
Sử dụng SSH Key với Gitlab và Github
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ssh key cho Gitlab và Github SSH là gì? Secure Socket Shell là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một...
Directory traversal vulnerabilities (phần 4)
Nội dung chính1. Global Temporary trong Oracle2. Local Temporary trong Oracle3. Khi nào thì nên dùng Temporary?V. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal (tiếp) 5. Bypass lỗ hổng khi trang web...
Directory traversal vulnerabilities (phần 3)
Nội dung chính1. Global Temporary trong Oracle2. Local Temporary trong Oracle3. Khi nào thì nên dùng Temporary?V. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal 1. Lỗ hổng xảy ra khi sử dụng...
Directory traversal vulnerabilities (phần 2)
Nội dung chính1. Global Temporary trong Oracle2. Local Temporary trong Oracle3. Khi nào thì nên dùng Temporary?III. Vì sao lỗ hổng Directory traversal xuất hiện? Với mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau, điểm xuất...