Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cơ chế ràng buộc dữ liệu (binding data) hay còn gọi là bind
. Nó là một directive thể hiện sự ràng buộc giữa các thuộc tính của thẻ HTML như class, style và dữ liệu data trong Vue.
Khi lập trình ứng dụng web kết hợp với Javascript thì chúng ta rất hay sử dụng tới tên class, các đoạn CSS Inline nên nếu có quá nhiều đoạn code nằm bên trong thì nhìn sẽ rất rối, vì vậy VueJS2 cung cấp cho chúng ta hai loại đó là Class Binding và Style Binding bằng cú pháp v-bind:class
và v-bind:style
.
1. Binding HTML Classes
Chúng ta có hai cách truyền khác nhau.
Truyền kiểu Object
Chúng ta có thể truyền định dạng kiểu Object để bật và tắt các class.
Bài viết này được đăng tại [kiso.vn]
<div v-bind:class="{ active: isActive }"></div>
Nếu giá trị của isActive
là true
thì class active
sẽ được bổ sung vào thẻ HTML, ngược lại class active
sẽ không xuất hiện.
Nếu bạn muốn xử ý nhiều class cùng một lúc thì có thể truyền thêm giá trị vào object.
<div class="static" v-bind:class="{ active: isActive, 'error': hasError }"> </div>
Mình sẽ làm một ví dụ cho bạn dễ hình dung hơn.
<style> .active{ border: solid 1px red; } </style> <div id="example"> <p v-bind:class='{active:isActive}'>Message: "{{ message }}"</p> </div> <script language="javascript"> var vm = new Vue({ el : "#example", data : { isActive : true } }); </script>
Ngoài ra bạn có thể khai báo object trong data
.
<div id="example"> <p v-bind:class='showClass'>Binding Class</p> </div> <script language="javascript"> var vm = new Vue({ el : "#example", data : { showClass : { "active" : true } } }); </script>
Bạn cũng có thể sử dụng computed.
<div id="example"> <p v-bind:class='showClass'>Binding Class</p> </div> <script language="javascript"> var vm = new Vue({ el : "#example", computed : { showClass : function(){ return { "active" : true }; } } }); </script>
Truyền kiểu mảng
Chúng ta có thể truyền một Array
vào v-bind:class
.
<div id="example"> <div v-bind:class="[activeClass, errorClass]">Array</div> </div> <script language="javascript"> var vm = new Vue({ el : "#example", data: { activeClass: "active", errorClass: "error" } }); </script>
Kết quả sẽ render thành:
<div class="active error"></div>
Với cách này thì các class sẽ luôn được thêm vào, nên nếu bạn muốn không thêm thì có thể sử dụng toán tử ba ngôi:
<div v-bind:class="[isActive ? 'activeClass' : '', errorClass]">Array</div>
Class errorClass
sẽ luôn luôn được thêm vào, nhưng class activeClass
chỉ được thêm vòa khi giá trị của isActive là true.
Sử dụng toán tử ba ngôi tuy nhanh nhưng rườm rà, vì vậy bạn có thể khai báo dạng object bên trong array như sau:
<div v-bind:class="[{ 'active': isActive }, errorClass]"></div>
2. Binding Inline Styles
Chúng ta cũng có hai cách thông dụng đó là truyền kiểu Object và truyền kiểu Array.
Truyền kiểu Object
Cú pháp kiểu Object rất chuẩn, nhìn rất giống cách viết CSS.
<div v-bind:style="{ color: activeColor, fontSize: fontSize + 'px' }"></div>
Giá trị của các thuộc tính ta sẽ khai báo trong data.
data: { activeColor: 'blue', fontSize: 35 }
Chúng ta không nên xử lý dữ liệu quá nhiều bên phía template mà thay vào đó hãy thực hiện bên Javascript (data hoặc computed). Như ví dụ trên mình sẽ sửa lại như sau:
<div v-bind:style="styleObject"></div>
data: { styleObject: { color: 'blue', fontSize: '35px' } }
Các bạn hay tự thử thực hiện với computed xem sao nhé 🙂
Truyền kiểu Array
Mình sẽ không giải thích nhiều phần này nữa vì cách sử dụng cung giống như cơ chế binding class. Bạn có thể truyền cho v-bind:style
một Array gồm nhiều Object như sau:
<div v-bind:style="[addActive, addError]"></div>
data: { addActive: { "background" : "blue", "font-size" : "20px" }, addError : { "color" : "red" } }
Trong đó addActive
và addError
là những object có dạng key:value.
3. Lời kết
Phần này khá đơn giản và mình cũng chủ yếu dịch lại từ trang chủ của VueJS, vì vậy nếu bạn muốn đọc tiếng Anh thì có thể lên trang chủ của nó nhé.
Qua bài này bạn sẽ thấy khi làm việc với Vue chúng ta sử dụng rất nhiều đến Array và Object, vì vậy nếu bạn chưa rành hai phần này thì hãy tìm hiểu nó trong series Javascript căn bản nhé.
Bài viết liên quan
[CSF-2] Một số thiết lập CSF, LFD
Hôm nay mình sẽ thực hiện một số thiết lập trên CSF Mở file config để sửa đổi một số tính năng dưới /etc/csf/csf.conf Nội dung chính1. Binding HTML ClassesTruyền kiểu ObjectTruyền kiểu mảng2. Binding Inline StylesTruyền...
[CSF-1] Tăng bảo mật Server với ConfigServer Firewall (CSF)
Nội dung chính1. Binding HTML ClassesTruyền kiểu ObjectTruyền kiểu mảng2. Binding Inline StylesTruyền kiểu ObjectTruyền kiểu Array3. Lời kết1. Khái niệm CSF: CSF (ConfigServer & Firewall) là một bộ ứng dụng hoạt động trên Linux như một...
Sử dụng SSH Key với Gitlab và Github
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ssh key cho Gitlab và Github SSH là gì? Secure Socket Shell là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một...
Directory traversal vulnerabilities (phần 4)
Nội dung chính1. Binding HTML ClassesTruyền kiểu ObjectTruyền kiểu mảng2. Binding Inline StylesTruyền kiểu ObjectTruyền kiểu Array3. Lời kếtV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal (tiếp) 5. Bypass lỗ hổng khi trang web...
Directory traversal vulnerabilities (phần 3)
Nội dung chính1. Binding HTML ClassesTruyền kiểu ObjectTruyền kiểu mảng2. Binding Inline StylesTruyền kiểu ObjectTruyền kiểu Array3. Lời kếtV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal 1. Lỗ hổng xảy ra khi sử dụng...
Directory traversal vulnerabilities (phần 2)
Nội dung chính1. Binding HTML ClassesTruyền kiểu ObjectTruyền kiểu mảng2. Binding Inline StylesTruyền kiểu ObjectTruyền kiểu Array3. Lời kếtIII. Vì sao lỗ hổng Directory traversal xuất hiện? Với mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau, điểm xuất...