Code Splitting là một trong những tính năng hấp dẫn của webpack. Tính năng này cho phép bạn chia code của mình thành nhiều gói khác nhau, phân tách đoạn code hoặc thư viện giống nhau ra một file riêng. Nó có thể được sử dụng để tách ra các gói nhỏ hơn và kiểm soát mức độ ưu tiên tải tài nguyên, nếu được sử dụng đúng cách, có thể có tác động lớn đến thời gian tải của trang web.
1. Chuẩn bị file
Thêm thư viện lodash để tạo ra một thư viện chung, các file nào cần thì gọi vào
Link thư viện: https://www.npmjs.com/package/lodash
npm install lodash
const path = require('path')
module.exports = {
entry: {
home: './src/home.js',
about: './src/about.js'
},
output: {
filename: '[name].js',
path: path.resolve(__dirname, 'dist')
}
}
import _ from 'lodash'
console.log('home.js')
import _ from 'lodash'
console.log('about.js')
Ta thấy cả hai file home.js
và about.js
trên đều gọi thư viện lodash để tạo ra sự trùng lặp.
2. Webpack Code Splitting
Với setup và cấu hình ở trên khi chưa có Code Splitting khi ta chạy npm run dev
thì được thông số như sau:
Ta có hai file output là about.js
và home.js
có dung lượng đều là 72KiB
Giờ ta thêm Code Splitting vào trong file webpack.config.js
để phân tách code ra nhé
const path = require('path')
module.exports = {
entry: {
home: './src/home.js',
about: './src/about.js'
},
output: {
filename: '[name].js',
path: path.resolve(__dirname, 'dist')
},
optimization: {
splitChunks: {
chunks: 'all'
}
}
}
Chạy lại npm run dev
và xem sự khác biệt
Lúc này ta thấy có ba file output là home.js
about.js
và vendors~about~home.js
Hai file output: about và home lúc trước có dung lượng là 72KiB giờ chỉ còn tầm 1.5KiB
Xuất hiện file output vendors~about~home.js
điều này có nghĩa webpack đã tối ưu source code, thu gom những thư viện giống nhau (lodash), tên thì được remix giữa vendor (nhà cung cấp) với tên hai file
Lưu ý là khi chạy qua Code Splitting thì code đã bị tách ra các file khác nhau, trong file dist/index.html
muốn chạy được thì phải gọi cả file vendors vào cùng
<script src="vendors~about~home.js"></script>
<script src="home.js"></script>
Bài viết đến đây là hết, hi vọng với bài viết này các bạn đã thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo!
- Tham khảo thêm tại: https://webpack.js.org/guides/code-splitting/
- Source code github: https://github.com/kentrung/webpack-tutorial
- Series webpack: https://viblo.asia/s/webpack-tu-a-den-a-cung-kentrung-pmleB8Am5rd
Bài viết liên quan
[CSF-2] Một số thiết lập CSF, LFD
Hôm nay mình sẽ thực hiện một số thiết lập trên CSF Mở file config để sửa đổi một số tính năng dưới /etc/csf/csf.conf Nội dung chính1. Chuẩn bị file2. Webpack Code Splitting1. Bảo vệ...
[CSF-1] Tăng bảo mật Server với ConfigServer Firewall (CSF)
Nội dung chính1. Chuẩn bị file2. Webpack Code Splitting1. Khái niệm CSF: CSF (ConfigServer & Firewall) là một bộ ứng dụng hoạt động trên Linux như một firewall được phát hành miễn phí để tăng...
Sử dụng SSH Key với Gitlab và Github
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ssh key cho Gitlab và Github SSH là gì? Secure Socket Shell là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một...
Directory traversal vulnerabilities (phần 4)
Nội dung chính1. Chuẩn bị file2. Webpack Code SplittingV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal (tiếp) 5. Bypass lỗ hổng khi trang web sử dụng đường dẫn đầy đủ Xét đoạn...
Directory traversal vulnerabilities (phần 3)
Nội dung chính1. Chuẩn bị file2. Webpack Code SplittingV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal 1. Lỗ hổng xảy ra khi sử dụng các hàm đọc file và tin tưởng đầu...
Directory traversal vulnerabilities (phần 2)
Nội dung chính1. Chuẩn bị file2. Webpack Code SplittingIII. Vì sao lỗ hổng Directory traversal xuất hiện? Với mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau, điểm xuất hiện các lỗ hổng Directory traversal cũng khác...