Ở bài năm chúng ta đã học về chế độ watch mode để webpack có thể tự động build lại nếu có thay đổi code. Bài hôm nay chúng ta sẽ học cách tạo một web server đơn giản tại địa chỉ localhost:8080 và tự động reload thông qua webpack-dev-server
1. Chuẩn bị file
Các file code ban đầu
const path = require('path')
module.exports = {
entry: './src/index.js',
output: {
filename: 'main.js',
path: path.resolve(__dirname, 'dist')
}
}
<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
<meta charset="UTF-8">
<meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">
<title>Webpack từ A đến Á cùng kentrung</title>
</head>
<body>
<h1>Webpack từ A đến Á cùng kentrung</h1>
<script src="main.js"></script>
</body>
</html>
console.log('Hello World!')
2. webpack-dev-server
webpack-dev-server
giúp chúng ta tạo một web server đơn giản tại địa chỉ http://localhost:8080
và tự động reload lại mỗi khi có thay đổi file. Để sử dụng chúng ta phải cài đặt nó thông qua npm
Link thư viện: https://www.npmjs.com/package/webpack-dev-server
npm install webpack-dev-server --save-dev
Sau khi cài đặt xong chúng ta thay đổi file cấu hình webpack.config.js
để báo cho máy chủ dev biết nơi tìm tệp
const path = require('path')
module.exports = {
entry: './src/index.js',
output: {
filename: 'main.js',
path: path.resolve(__dirname, 'dist')
},
devServer: {
static: {
directory: path.join(__dirname, 'dist')
}
}
}
Việc tiếp theo là thiết lập một câu lệnh npm run serve để chạy máy chủ dev trong file package.json
{
...
"scripts": {
"test": "echo "Error: no test specified" && exit 1",
"dev": "webpack",
"serve": "webpack serve --open"
}
}
Khi thiết lập xong giờ chúng ta chạy webpack xem thế nào
npm run serve
Khi chạy xong câu lệnh trên thì tự động trình duyệt được bật lên và mở trang index.html tại địa chỉ http://localhost:8080
còn địa chỉ đầy đủ sẽ là http://localhost:8080/index.html
3. Đổi cổng mặc định
Nếu muốn đổi cổng mặc định sang cổng khác (ví dụ như cổng 9000) và Enable gzip compression thì dùng cấu hình như này:
module.exports = {
...
devServer: {
static: {
directory: path.join(__dirname, 'dist'),
},
compress: true,
port: 9000
}
}
Bài viết đến đây là hết, hi vọng với bài viết này các bạn đã thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo!
- Tham khảo thêm tại:
- https://webpack.js.org/guides/development/#using-webpack-dev-server
- https://webpack.js.org/configuration/dev-server/
- Source code github: https://github.com/kentrung/webpack-tutorial/tree/master/6. Webpack dev server
- Series webpack: https://viblo.asia/s/webpack-tu-a-den-a-cung-kentrung-pmleB8Am5rd
Bài viết liên quan
[CSF-2] Một số thiết lập CSF, LFD
Hôm nay mình sẽ thực hiện một số thiết lập trên CSF Mở file config để sửa đổi một số tính năng dưới /etc/csf/csf.conf Nội dung chính1. Chuẩn bị file2. webpack-dev-server3. Đổi cổng mặc định1....
[CSF-1] Tăng bảo mật Server với ConfigServer Firewall (CSF)
Nội dung chính1. Chuẩn bị file2. webpack-dev-server3. Đổi cổng mặc định1. Khái niệm CSF: CSF (ConfigServer & Firewall) là một bộ ứng dụng hoạt động trên Linux như một firewall được phát hành miễn phí...
Sử dụng SSH Key với Gitlab và Github
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ssh key cho Gitlab và Github SSH là gì? Secure Socket Shell là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một...
Directory traversal vulnerabilities (phần 4)
Nội dung chính1. Chuẩn bị file2. webpack-dev-server3. Đổi cổng mặc địnhV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal (tiếp) 5. Bypass lỗ hổng khi trang web sử dụng đường dẫn đầy đủ...
Directory traversal vulnerabilities (phần 3)
Nội dung chính1. Chuẩn bị file2. webpack-dev-server3. Đổi cổng mặc địnhV. Phân tích và khai thác các lỗ hổng Directory traversal 1. Lỗ hổng xảy ra khi sử dụng các hàm đọc file và tin...
Directory traversal vulnerabilities (phần 2)
Nội dung chính1. Chuẩn bị file2. webpack-dev-server3. Đổi cổng mặc địnhIII. Vì sao lỗ hổng Directory traversal xuất hiện? Với mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau, điểm xuất hiện các lỗ hổng Directory traversal...