Bài 3: Sử dụng Vue devtool để theo dõi component

Trong bài trước mình đã hướng dẫn các bạn Tự tạo component và binding data cho component. Ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng Vue devtool – một công cụ cực kì hữu hiệu trong quá trình phát triển ứng dụng sử dụng VueJS để có thể theo dõi quá trình thay đổi của dữ liệu trong toàn bộ ứng dụng VueJS.

Cài đặt

Để cài đặt Vue devtool các bạn, yêu cầu các bạn sử dụng trình duyệt Google Chrome. Các bạn truy cập ở địa chỉ sau Vue devtools, click thêm vào Chrome, mọi thứ khác sẽ tự động cài đặt, quá dễ phải không 😄. Kết quả các bạn nhìn lên góc trên bên phải của trình duyệt sẽ thấy như sau:

Bài 3: Sử dụng Vue devtool để theo dõi component 4

Nếu chữ “V” (biểu tượng của Vue) sáng như kia là trang web hiện tại có thể sử dụng VueJS, nếu không sáng là không sử dụng (miễn là có là biết cài đặt thành công rồi nhé 😃 ).

Cùng khám phá Vue devtool

Để có thể sử dụng Vue devtool yêu cầu project của bạn phải sử dụng VueJS (tất nhiên rồi 😃 ), và ứng dụng không chạy ở chế độ production

Quay trở lại app của chúng ta, các bạn click chuột phải vào trình duyệt chọn Inspect, các bạn sẽ thấy 1 tab Vue, click vào tab này sẽ thấy xuất hiện như sau:

Bài 3: Sử dụng Vue devtool để theo dõi component 5

Ở đây các bạn có thể thế ứng dụng của chúng ta có một component cha là Root, đây cũng là component tổng cho bất kì ứng dụng nào khác, trong đó sẽ là các component do chúng ta tạo ra – ở đây là my-component.

Click vào my-component các bạn có thể thấy thuộc tính message trong data và giá trị của nó, còn khi click vào Root sẽ có các thông tin mà chúng ta thiết lập ở trong file app.js (data, methods, computed,…) nhưng hiện tại ở app.js chúng ta chưa có dữ liệu gì cả.

Chúng ta có thể chọn Select sau đó bấm vào bất kì phần tử nào trên màn hình để xem nó thuộc component nào.

Bằng các sử dụng Vue devtool chúng ta có thể theo dõi được sự thay đổi của dữ liệu, event, hay của Vuex. So sánh nhanh với devtool của React và Angular. Với Angular project hiện tại mình làm team mình dùng Angular 1 (@@) nên mình không tìm thấy devtool (thấy báo chỉ từ angular 2), còn với React thì các bạn có thể xem hình dưới, theo đánh giá cá nhân của mình là khá rối mắt 😃:

Bài 3: Sử dụng Vue devtool để theo dõi component 6

Kết luận

Qua bài này hi vọng rằng các bạn có thể hiểu được cách sử dụng Vue devtool để quan sát tổng thể về các component trong app của chúng ta, từ đó dễ hơn cho việc debug và phát triển phần mềm.

Ở bài sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về methods trong Vue nhé.

Cám ơn các bạn đã theo dõi ^^!

Bài viết liên quan

Bài 18: Deploy project Laravel, VueJS lên Heroku

Chào mừng các bạn quay trở lại với series học Laravel với VueJS của mình,...

Bài 17: Phân quyền trong Laravel

Chào mừng các bạn quay trở lại với series học Laravel với VueJS của mình,...

Bài 16: Sử dụng axios để gọi Laravel API trong VueJS

Chào mừng các bạn quay trở lại với series học VueJS với Laravel của mình,...

Bài 15: Scoped CSS trong VueJS và các kĩ thuật liên quan

Chào mừng tất cả các bạn đã quay trở lại với series học VueJS với...

Bài 14: Event handling với VueJS

Chào mừng các bạn quay trở lại với series học VueJS với Laravel của mình,...

Bài 13: Form input binding trong VueJS

Chào mừng các bạn quay trở lại với series học VueJS của mình, ở bài...

Trả lời